Trận chiến trong văn hóa đại chúng Trận_Austerlitz

Trong suốt lịch sử tồn tại của Đế chế thứ nhất, lễ kỷ niệm chiến thắng vinh quang ở Austerlitz trở thành một trong những dịp lễ quan trọng hơn cả của nước Pháp.[108] Thanh gươm Austerlitz của Napoléon I qua chiến thắng này đã trở nên gắn bó với sự huy hoàng vị Hoàng đế - chiến binh, và sau này ông đã để lại thanh bảo kiếm ấy cho con ông là Napoléon II.[109] Chiếc cầu Austerlitz tại thủ đô Paris được đặt theo tên của đại thắng lừng lẫy này.[110] Trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ sáu chống Napoléon I, khi quân Liên minh chiến thắng và tiến vào Paris vào năm 1814 thì có người khuyên Nga hoàng Aleksandr I hãy đổi tên chiếc cầu này. (lúc bấy giờ, Aleksandr I được cả châu Âu xem là người hùng cứu tinh và rửa hận cho các chiến bại như trận Austerlitz,[111]) tuy nhiên, ông từ chối.[112] Cây cầu Austerlitz ngày nay đã trở thành một phần của di sản đồ sộ của Hoàng đế Napoléon I.[37]

Bức tranh điêu khắc trận Austerlitz, tại Khải Hoàn Môn Paris (Arc de Triomphe de l'Étoile) với chiều dài 18 mét và cao 3,5 mét
Ảnh: Siren-Com

Các truyền thuyết và chuyện kể

Có nhiều truyền thuyết về truyện kể xoay quay những sự kiện diễn ra trước hoặc là sau đại thắng hiển hách của Napoléon Bonaparte. Trong đêm trước trận chiến, Napoléon cùng với các cận thần ra quan sát các vị trí về phía trước. Trong lần ấy, các chiến binh của Sư đoàn Vandamme nhận ra ông, thế rồi toàn thể ba quân nhanh chóng thắp đèn cầy để mừng lễ gia miện của ông. Các tướng lĩnh và binh sĩ liên quân nhìn thấy, tin chắc rằng quân Pháp đang chuẩn bị triệt binh. Một câu chuyện khác liên quan đến một người lính Pháp xấu số bị quân Cozak Nga truy đuổi; binh sĩ này phải chui vào ống khói để trốn tránh, nhưng bị quân Cozak phát hiện và tiêu diệt. Một chuyện kể khôi hài hơn nói về những người lính Nga xin một bà lão nông dân địa phương cung cấp thức ăn cho ngựa. Các binh sĩ la lên, Babo, ovsa ("Bà ơi, cho chúng con cỏ") nhưng bà lão ấy, đã cao tuổi và có lẽ khó nghe được, đã nghĩ rằng họ bảo Hopsa ("Nhảy"), nên bà nhảy liên tục làm những người lính Nga thất vọng. Cuối cùng, binh lính hiểu rằng bà cụ không thể hiểu ý họ, họ bèn chỉ vào những con ngựa ở ngoài, và còn bắt đầu nhai nhai để gợi ý bà cụ, và cuối cùng bà đã hiểu ra, và gửi cho các binh sĩ Nga những ngọn cỏ mà họ cần thiết. Chưa kể, theo một câu chuyện khác thì kể lính Pháo binh Pháp ném một bức tượng Đức Mẹ Maria bằng gỗ vào lửa để sưởi ấm và phát hiện ra rằng bức tượng không thể cháy.[113]

Tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình

Trận Austerlitz là một sự kiện quan trọng trong tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình của đại văn hào nước Nga Lev Nikolayevich Tolstoy. Trận chiến được dùng như một tình tiết để ca ngợi phẩm giá của con người Nga trước sự ngạo mạn và duy lý đến mức tàn nhẫn của người Pháp. Nhà sử học quân sự người Anh là Alistair Horne có đánh giá cao đối với miêu tả của Tolstoy về trận Austerlitz này.[81] Một trong các nhân vật chính của tiểu thuyết là Công tước Andrei trước khi bước vào trận đánh rất ngưỡng mộ Napoléon và muốn lao vào chiến đấu để tìm kiếm vinh quang cho mình. Điều này gợi nhớ đến những chiến thắng ban đầu của Napoléon Bonaparte.[114] Andrei thậm chí còn suy nghĩ: "mình giương cao lá cờ lao vào trận địa địch, đi đến đâu quét sạch đến đấy".[114] Thế nhưng, anh bị thương nặng và lòng nhiệt huyết này đã tan biến sau khi anh tận mắt gặp vị anh hùng của mình bên kia chiến tuyến. Tolstoy xem thất bại của quân Nga tại trận Austerlitz là vì họ đã chiến đấu vì những mục tiêu không thích đáng, như vinh quang cá nhân và tiếng tăm, thay vì những phẩm giá cao đẹp đã mang lại cho họ chiến thắng về mặt tinh thần trong trận Borodino khi Napoléon xâm lược nước Nga vào năm 1812.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Austerlitz http://www.austerlitz2005.com/en/interests/legends http://books.google.com/books?id=KlNEAAAAIAAJ&prin... http://www.imdb.com/title/tt0053638/ http://www.vialupo.com/austerlitz http://www.virtualczech.cz/kraj-/927-bitva-u-slavk... http://www.zamky-hrady.cz/1/slavkov-d.htm http://www.zamky-hrady.cz/1/slavkov-e.htm http://books.google.de/books?id=-PUsAAAAYAAJ&dq=Hi... http://books.google.de/books?id=AnsOAAAAQAAJ&dq=Th... http://books.google.de/books?id=AoSYm1VAdJcC&dq=M....